About KS2D - Tìm kiếm - Thành viên - Lịch
Phiên bản đầy đủ:ĐTDĐ Phong cách Quản lý mới trong thời đại mới!
-‘๑’ KS2D™-Kỷ Niệm Thời Sinh Viên ‘๑’- > Học Tập-Nghề Nghiệp > Thế giới @
Nguyen Toan
Điện thoại di động (ĐTDĐ) không chỉ là thiết bị đàm thoại thông thường mà đang dần trở thành smartphone (điện thoại thông minh) hoặc PDA (thiết bị trợ giúp cá nhân số). Một trong những tiền đề thúc đẩy sự chuyển biến này của ĐTDĐ chính là nhu cầu của người dùng. Các bước tiến vượt bậc về công nghệ giúp bộ nhớ của ĐTDĐ ngày càng lớn, tốc độ xử lý nhanh hơn... người ta tích hợp vào đó máy ảnh/máy quay video, radio, thậm chí cả tivi và nhiều tính năng khác. Nhưng điều đó chưa đủ, người dùng vẫn mong muốn có thêm nhiều phần mềm ứng dụng hơn nữa, chính vì vậy ngày nay trên thế giới đang hình thành ngành công nghiệp phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ. Một ngành công nghiệp được dự báo sẽ đem lại nguồn thu lớn.

Tại Việt Nam đến thời điểm này, có vẻ như người dùng không có được nhiều ứng dụng bản địa hoá hay nói đúng hơn thị trường chương trình ứng dụng cho ĐTDĐ tại Việt Nam còn bị bỏ ngỏ và rất sơ khai, số lượng chương trình ứng dụng được viết cho người dùng Việt Nam hiện chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, thật buồn nếu biết rằng hiện có hơn 5 triệu người Việt đang dùng ĐTDĐ.

Có thể kể qua một vài ứng dụng hữu ích cho người Việt được phát triển trong thời gian qua như BizPlus - danh bạ marketing của công ty thương hiệu Lanta Brand; một loạt các ứng dụng được phát triển bởi công ty giải pháp CNTT Dasis như: phần mềm Hành Trang Lữ Khách, công cụ tra cứu thông tin du lịch, theo dõi các giải bóng đá quốc tế, xem chứng khoán trực tuyến – VNStock, từ điển Anh – Việt; công ty phần mềm TMA Solutions có bộ từ điển TMA Mobile Dictionary 2.0; công ty KOBE~ có từ điển DictEV. Tham gia viết chương trình ứng dụng cho ĐTDĐ còn có cả nhóm sinh viên của trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM với sản phẩm từ điển MDict, v.v... Nhìn vào các sản phẩm ứng dụng cho ĐTDĐ kể trên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đa phần đều là nhóm các sản phẩm từ điển và tra cứu, trong khi các ứng dụng dành cho giải trí (game chẳng hạn) hoặc các ứng dụng văn phòng gần như không có.

Trên thực tế, để có một phần mềm ứng dụng tốt chạy được trên ĐTDĐ không phải là điều dễ dàng và để thương mại hoá được chúng lại càng khó hơn, các nhà phát triển rất lo ngại về vấn đề bản quyền. Hơn nữa, việc người dùng tiếp cận với các ứng dụng ĐTDĐ cũng không phải đơn giản. Cách thức để có được các ứng dụng dễ dàng nhất là người dùng truy cập trực tiếp WAP hoặc web thông qua đường truyền GPRS để tải về, thế nhưng đường truyền GPRS của Vinaphone và Mobifone (Viettel chưa có) chỉ mới được cung cấp một cách hạn chế. Chính vì vậy, không có gì là khó lý giải khi hầu hết các ứng dụng mà chúng tôi nêu ở trên đều được miễn phí hoặc được viết theo đơn đặt hàng của một hãng ĐTDĐ nào đó như DictEV chẳng hạn, sản phẩm này được viết cho Sony Ericsson. Hoặc viết vì sự yêu thích như nhóm sinh viên của trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM.

Tóm lại, nếu không có sự kích thích về thương mại thì các phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ ở Việt Nam khó có thể đa dạng và phong phú được. Để thị trường phát triển, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước tiên các nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ, nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh nên tiên phong trong việc đặt hàng các công ty phần mềm. Những chương trình như Mobile Games 2005, cuộc thi viết trò chơi và ứng dụng cho ĐTDĐ vừa được khởi động là một môi trường tốt để thúc đẩy sự ra đời các ứng dụng hữu ích dành cho người dùng ĐTDĐ tại Việt Nam.
Mickey
Yêu cầu bạn Toàn nộp sơ yếu lý lịch cho Ban quản trị mạng nha! Người gì đâu mà mờ ám quá.
dukichbato
Thằng này nó giống nhà báo quá. Sao ko đăng báo đi cha nội, cho mọi người cùng đọc. Đăng ở đây làm nặng Web thêm.
Hình như nó học Trường Ma két tin
Đây là phiên bản rút gọn. Để xem đầy đủ xin nhấp vào đây.
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.